Chạy quảng cáo Youtube được rất nhiều các marketer ứng dụng vì mang đến nhiều lợi ích. Vậy chi phí quảng cáo bao nhiêu? Cách chạy Youtube Ads như thế nào? Cách đặt giá thầu, tối ưu chi phí, remarketing ra sao? Tất cả sẽ được Shoptube.vn bật mí qua bài viết dưới đây.
Chạy quảng cáo Youtube là gì?
Quảng cáo Youtube là việc đưa hình ảnh sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu/cá nhân đến người dùng thông qua những video ngắn được phát sóng trên video, trang web đối tác hay các ứng dụng thuộc mạng hiển thị trên Youtube.
Chạy quảng cáo Youtube có hiệu quả không?
Quảng cáo Youtube mang lại hiệu quả cực cao. Ví dụ như: khi bạn đầu tư 200 triệu chỉ có thể mua được 1 shot quảng cáo TVC 20s trên các đài truyền hình. Thu được khoảng 3 triệu lượt hiển thị, có đối tượng người xem phù hợp chỉ chiếm 10-20%.
Trong khi đó, với cùng ngân sách tương tự cho quảng cáo Youtube. Bạn có thể thu được ít nhất 500.000 lượt view (xem hết 30s), 400.000 lượt view miễn phí khi người xem bỏ qua quảng cáo và ít nhất 4 triệu lượt hiển thị với khoảng 90% lượt xem từ khách hàng tiềm năng.
Giá chạy quảng cáo Youtube bao nhiêu?
Giá chạy quảng cáo video trên Youtube sẽ được tính dựa trên mỗi lượt view, cụ thể như:
- Quảng cáo video Youtube thông thường (trueview): từ 80đ-150đ cho 1 lượt xem.
- Quảng cáo định dạng ads Bumper Ads: Có mức đấu thầu từ 20.000đ – 30.000đ theo CPM (trả phí cho mỗi 1000 lần hiển thị).
Chi phí chạy quảng cáo video Youtube được tăng giảm phụ thuộc vào chất lượng video và mục tiêu mà quảng cáo muốn hướng đến. Khi xem Video ads, nếu người dùng xem đến giây thứ 6 rồi mới nhấn nút skip hoặc xem đến hết video thì Youtube mới bắt đầu tính phí.
Có nên chạy quảng cáo cho kênh Youtube?
Có nên chạy quảng cáo không? Để giúp bạn trả lời được cho câu hỏi này, sau đây là một số lợi ích mà Youtube Ads mang đến cho các nhà quảng cáo.
1. Phạm vi tiếp cận lớn
Là một nền tảng cực kỳ phổ biến, Youtube có hơn 1,9 tỷ người dùng online mỗi tháng. giữ vững vị thế của mình trong ngành công nghiệp dịch vụ lưu trữ video nói riêng và internet nói chung:
- Khoảng 95% người dùng sử dụng internet ở VN có sử dụng Youtube. Trong đó 65% người xem dùng bản di động.
- Youtube có số lượng người truy cập nhiều thứ tại Việt Nam (sau Google và Facebook).
Vì thế, phạm vi tiếp cận đối tượng của Youtube cực lớn với mọi độ tuổi, mọi ngành nghề, mọi tầng lớp thu nhập và mọi mối quan tâm.
2. Chi phí minh bạch, rõ ràng
Chi phí quảng cáo của Youtube Ads rất minh bạch và rõ ràng. Bạn có thể kiểm soát ngân sách chi tiêu theo ngày và chi phí cho một lượt xem (CPV) hay cho 100 lượt tiếp cận (CPM) mà bạn mong muốn. Ngoài ra, Youtube Ads không có giới hạn về ngân sách ngày nên bạn có thể thoải mái chi tiêu và thử nghiệm với các mức ngân sách khác nhau.
3. Nhắm mục tiêu chi tiết, đúng đối tượng
Youtube cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu một cách chi tiết dựa trên:
Đối tượng:
- Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, quốc gia,…
- Sở thích: Cung cấp danh mục đối tượng có sẵn để tiếp cận nhóm người quan tâm đến các chủ đề nhất định.
- Tiếp thị lại (remarketing): Tiếp cận người xem dựa trên những lần tương tác trước của họ.
- Look a like (đối tượng tương tự): Nhắm mục tiêu dựa trên các lần tương tác trước của họ.
Nội dung:
- Vị trí: Nơi mà video quảng cáo sẽ xuất hiện.
- Chủ đề: Chủ đề video cụ thể mà nhà quảng cáo muốn Youtube hiển thị như: chăm sóc da, trang điểm, thời trang,…
- Từ khóa: Các cụm từ cụ thể liên quan đến quảng cáo.
- Thiết bị: Máy tính, điện thoại, thiết bị di động, màn hình TV,…
4. Đo lường chi tiết, rõ ràng
Thông qua Youtube Analytics, bạn có thể theo dõi quảng cáo được hiển thị bao nhiêu lần, tỷ lệ nhấp bao nhiêu, chi phí cho mỗi lượt hiển thị, thời điểm mà người dùng hay bỏ qua,… Bạn cũng có thể yêu cầu bộ phận chăm sóc khách hàng hỏi người tiêu dùng biết hay nghe về sản phẩm/dịch vụ của bạn từ đâu để đối chiếu với tỷ lệ chuyển đổi.
5. Thời gian tiếp cận đối tượng liên tục
Thời gian người dùng sử dụng Youtube khá dài, giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội thu hút sự chú ý của khách hàng:
- 1 lần truy cập Youtube bằng thời lượng xem trung bình 7 trang khác.
- 1 phiên truy cập trên thiết bị di động đến hơn 40 phút.
Các loại quảng cáo trên Youtube
Quảng cáo trên Youtube được chia thành các loại như:
1. Skippable in-stream ads (Quảng cáo Trong Luồng có thể bỏ qua)
Là dạng quảng cáo cơ bản nhất. Tuy khiến người xem khó chịu nhưng lại rất được các nhà quảng cáo yêu thích vì hiệu quả mang lại cao.
Skippable in-stream ads là quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, hiển thị trước, trong và sau video. Có kèm theo một banner thương hiệu ở góc trên cùng bên phải. Được hiển thị trên 3 nền tảng là: máy tính, di động và tivi.
Nếu cài đặt giá thầu CPV, bạn sẽ chỉ trả tiền sau khi người dùng đã xem 30s quảng cáo (hoặc toàn bộ thời lượng video nếu video ngắn hơn 30s), tương tác với video, tùy vào điều kiện nào đến trước.
2. Unskippable In-stream Ads (Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua)
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua xuất hiện trước , trong và sau video. Dài đến 15s và không thể skip. Bạn có thể dùng loại quảng cáo này khi muốn người dùng xem toàn bộ thông điệp mà không thể bỏ qua video quảng cáo.
Định dạng quảng cáo này có kèm theo 1 banner phía trên cùng góc phải. Tính phí dựa trên số lần hiển thị (CPM).
3. Bumper ads (Quảng cáo đệm)
Là những quảng cáo ngắn không thể bỏ qua, có thời lượng dưới 6s, tính phí dựa trên số lần hiển thị (CPM). Bumper Ads có nhiều điểm chạm với người dùng, tạo cảm giác dự đoán và tương tác với từng bước của câu chuyện.
Với đặc điểm nổi trội là Phân phối mạnh và thông điệp ngắn gọn. Quảng cáo đệm được rất nhiều nhãn hàng lớn yêu thích và ứng dụng trọng các chiến dịch thương hiệu của mình.
4. Video trong nguồn cấp dữ liệu (In-feed Video Ads)
Video trong nguồn cấp dữ liệu cơ bản là các quảng cáo được phân phối ở những nơi có nhiều khả năng được xem nhất như:
- Cạnh list video có liên quan nằm bên phải trên Youtube.
- Trên kết quả tìm kiếm khi người dùng search từ khóa.
- Ở trang chủ Youtube bản thiết bị di động.
Khi người dùng nhấp vào quảng cáo sẽ được xem một video cụ thể. Có nghĩa, đích đến của quảng cáo là một video nhằm tăng view, tăng tương tác chứ không phải điều hướng về website như các loại Ads khác. Chi phí sẽ được tính dựa trên lượt xem video (CPV).
5. Video ngoài luồng phát
Đây là một định dạng quảng cáo giúp bạn mở rộng phạm vi quảng cáo của mình ra bên ngoài nền tảng Youtube. Khi bắt đầu phát sóng, video quảng cáo sẽ không có âm thanh. Để bật tiếng, người xem phải nhấn vào video.
Với quảng cáo ngoài luồng phát, bạn cần trả tiền theo 1000 lượt hiển thị và chỉ bị tính phí khi có ai đó xem video trong 2s trở lên.
6. Quảng cáo trên đầu trang chủ – Masthead Ads
Đây là loại quảng cáo xuất hiện ở trên cùng của trang chủ Youtube, được cấu hình hiển thị trên cả mobile và desktop. Mỗi ngày, định dạng Ads này chỉ dành cho 1 nhà quảng cáo ở mỗi quốc gia vào mỗi ngày.
Hiện nay, Youtube sẽ tính phí Masthead Ads dựa trên CPM. Với phạm vi tiếp cận rộng lớn và vị trí đắc địa, Masthead rất phù hợp với các doanh nghiệp đang trong quá trình ra mắt sản phẩm hoặc chạy chiến dịch truyền thông lớn, thể hiện vị thế lớn mạnh của thương hiệu.
Hướng dẫn chạy quảng cáo youtube hiệu quả
Cách chạy quảng cáo hiệu quả gồm các bước:
1. Tạo và liên kết tài khoản quảng cáo với kênh Youtube
Vì Youtube thuộc quyền điều hành của Google. Để chạy Youtube Ads, bạn cần tạo tài khoản quảng cáo và thêm phương thức thanh toán cho tài khoản quảng cáo Google.
- Bước 1: Truy cập Google Adwords tại link: https://adwords.google.com/ để đăng ký tài khoản quảng cáo.
- Bước 2: Vào “Youtube Studio” > Chọn “Cài đặt” > chọn “Kênh” > “Cài đặt nâng cao” > “Liên kết tài khoản”.
- Bước 3: Nhập tên cho mối liên kết, ID khách hàng Google Ads > Tick vào các quyền truy cập như hình > Chọn “Xong”.
Bạn hoặc chủ sở hữu tài khoản Google Ads phê duyệt yêu. Khi đó, tài khoản Youtube sẽ được liên kết với tài khoản quảng cáo Google.
2. Cách chạy quảng cáo trên Youtube hiệu quả
- Bước 1: Vào “Kênh của bạn” > Nhấn chọn biểu tượng máy quay > Nhấp vào “Tải video lên”.
- Bước 2: Nhấn “Chọn tệp”, chọn video muốn tải lên và điền đầy đủ thông tin mô tả như: tiêu đề, thẻ,… trước khi tải lên.
- Bước 3: Vào tài khoản Google Ads > Chọn “Chiến dịch” > Nhấp vào biểu tượng dấu cộng màu xanh > Nhấn vào “Chiến dịch mới”.
- Bước 4: Chọn mục tiêu của chiến dịch.
Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo, hãy chọn “Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu”.
- Bước 5: Sau đó Google sẽ cung cấp cho bận 5 tùy chọn như hình. Hãy chọn video.
- Bước 6: Chọn chiến lược giá thầu
2 chiến lược giá thầu bạn có thể chọn là:
-
- CPV tối đa: Chi phí trả cho 1 lượt xem quảng cáo.
- CPM tối đa: Chi phí trả cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo nhận được.
- Bước 7: Đặt ngân sách và ngày triển khai
Bạn nên bắt đầu với số tiền nhỏ và chọn đặt số tiền trung bình có thể chi tiêu hàng ngày. Sau đó có thể kiểm tra và tinh chỉnh chiến dịch quảng cáo sao cho nhận được lợi tức cao nhất.
- Bước 8: Chọn mạng
Hãy chọn vị trí mà quảng cáo sẽ xuất hiện:
-
- Kết quả tìm kiếm trên Youtube.
- Trên các video của Youtube.
- Đối tác trên display network.
- Bước 9: Loại trừ những nội dung ảnh hưởng xấu
Hãy chọn chọn các nội dung có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh sản phẩm/dịch vụ như: video xung đột, bi kịch, các vấn đề cực đoan.
- Bước 10: Tạo nhóm quảng cáo và nhắm mục tiêu
Google cung cấp 2 nhóm mục tiêu để bạn có thể chọn là “mọi người” và ‘nội dung” với 5 tùy chọn cài đặt.
- Bước 11: Chọn giá thầu sao cho phù hợp với nhu cầu quảng cáo và ngân sách hiện có
- Bước 12: Chọn video quảng cáo
Nhập tên hoặc URL để tìm kiếm video quảng cáo đã tải lên ở bước 1.
- Bước 13: Khi video bạn cần xuất hiện , hãy nhấn vào nó > Chọn định dạng quảng cáo > Thêm URL, Call to Action, biểu ngữ > Nhấp “Tạo chiến dịch” là hoàn thành.
5 chiến lược chạy YouTube Ads
1. Thu hút người xem mới
Khi nhắm mục tiêu đến người xem, quảng cáo Youtube có thể target đối tượng trên diện rộng khi bắt đầu, rồi thu hẹp dần vào mục tiêu cụ thể.
Để áp dụng, hãy thử nhắm mục tiêu theo chủ đề và đối tượng chung sở thích. Giúp quảng cáo nhanh chóng tiếp cận đến những khán giả tiềm năng. Sau đó chuyển hướng sang các tùy chọn nhắm mục tiêu mang đến kết quả mong muốn.
2. Tăng lượng subscribe
Nếu muốn tăng thêm lượng subscribe, hãy thử sử dụng tùy chọn tiếp thị lại (remarketing) thông qua Google Ads. Remarketing cho phép bạn nhắm mục tiêu đến những người chưa đăng ký nhưng có quan tâm đến kênh thông qua các tương tác như: comment, xem, like, chia sẻ video.
3. Mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu
Để mở rộng phạm vi tiếp cận sang toàn cầu, hãy truy cập Youtube Analytics để xem dữ liệu về nhân khẩu học. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp tính năng tiếp thị lại với tùy chọn nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý, ngôn ngữ. Giúp quảng cáo tiếp cận những đối tượng tương tự ở các quốc gia khác có khả năng thích kênh của bạn.
4. Quảng bá nội dung hoặc thương hiệu mới
Khi có các sản phẩm sáng tạo mới, một thương hiệu và sản phẩm mới ra mắt. Bạn có thể tạo tiếng vang cho các nội dung đó bằng “quảng cáo đệm”.
Đây là một dạng video ngắn cho phép tiếp cận nhiều khách hàng hơn bằng các thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ.
Các chỉ số cần quan tâm khi chạy quảng cáo video youtube
Sau khi chạy Youtube Ads, bạn cần theo dõi hiệu quả hoạt động của quảng cáo thông qua các chỉ số như:
- Lần hiển thị: Mỗi lần phân phát quảng cáo sẽ tính là một lần hiển thị.
- Lượt xem: Lượt xem được tính khi người dùng xem hết 30s quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua. Xem hết video đối với Bumper Ads và quảng cáo trong luồng 15s khi không thể bỏ qua hay tương tác với quảng cáo của bạn. Tất cả lượt xem quảng cáo trên 10s đều tính vào số lượt xem của kênh.
- Tỷ lệ xem: Cho bạn biết tỷ lệ % người dùng đã xem hoặc tương tác với video quảng cáo.
- Giá mỗi lượt xem (CPV) trung bình: Số tiền trung bình phải trả khi ai đó xem quảng cáo.
- Số lượt chuyển đổi: Lượt chuyển đổi trên website khi xem hết video.
Kinh nghiệm chạy quảng cáo Youtube
- Lựa chọn nội dung quảng cáo hấp dẫn: Nội dung quyết định rất lớn đến lượt nhấp và thời lượng người dùng ở lại xem quảng cáo. Bạn cần đầu tư video thật cụ thể và ấn tượng từ những giây đầu tiên.
- Quảng cáo làm nổi bật giá trị sản phẩm đối với người dùng.
- Muốn nhắm mục tiêu chính xác, cần hiểu rõ xu hướng, hành vi người dùng Việt Nam.
- Khám phá những chủ đề đang hot trend, những nội dung người dùng quan tâm.
- Tiếp cận khách hàng ở giai đoạn thu hút và nhận biết thương hiệu.
- Tích hợp target theo danh mục sở thích, chủ đề,…
- Target theo từ khóa và vị trí.
Bài viết trên là cách chạy quảng cáo Youtube hiệu quả. Cùng với đó là các thông tin liên quan giúp bạn hiểu và vận dụng Youtube Ads tốt hơn. Hy vọng những gì mà Shoptube.vn chia sẻ sẽ giúp bạn chạy được cho mình những chiến dịch đầu tiên nhé!